Đừng hiểu lầm ý tôi, rất nhiều người tham gia triễn lãm với mục đích tốt, chẳng hạn như để kinh doanh, để tạo ra doanh thu bán hàng, tuy nhiên mục tiêu của họ đôi khi quá mơ hồ, không thực tế, và không đo lường được.
Mục tiêu tổng quan có thể là:
- Bán hàng: bán hàng trực tiếp, thu thập danh sách khách hàng tiềm năng, xây dựng cơ sở dữ liệu, đăng ký nhận email & thông tin, mối quan hệ với khách hàng hiện tại và mới.
- Quan hệ khách hàng: bán hàng, xác nhận, làm trọng tài, tiếp thêm năng lượng để duy trì mối quan hệ với khách hàng.
- Xây dựng thương hiệu: nâng cao nhận thức, định vị thương hiệu, giáo dục khách hàng, minh họa sản phẩm, mở rộng thị trường, đầu tư.
- Giới thiệu sản phẩm mới: mối quan tâm với sản phẩm, nguyên mẫu, nghiên cứu, thu thập thông tin phản hồi, thời gian, bán hàng.
- Nghiên cứu thị trường: nâng cao nhận thức, nhận định, khảo sát ý kiến khách hàng, phân nhóm đối tượng khách hàng, ngân sách và chiến lược
- Xây dựng hệ thống, hỗ trợ: đối tác, đại lý, hệ thống nhà phân phối, hệ thống hổ trợ những kênh phân phối đang hoạt động
Một lưu ý rất quan trọng đó là cần bám sát vào mục tiêu cụ thể, chẳng hạn mục tiêu của bạn là tăng doanh số bán hàng, bạn có thể đặt câu hỏi:
- Bạn đang nhắm tới những khách hàng hiện tại hay khách hàng mới?
- Bán bao nhiêu đơn hàng?
- Danh sách thu thập dựa trên giá trị mang lại hay dựa trên con số?
- Chia tách nhóm đối tượng theo nhân khẩu học?
- Chuyển đổi bán hàng hay yêu cầu?
- Thang đo thời gian?
Mọi người thường hay sử dụng một số hệ thống để thiết lập mục tiêu, thường thì họ sẽ dùng một vài công cụ đại loại như “mục tiêu S.M.A.R.T” để kiểm chứng. Một khi đã thiết lập mục tiêu của mình, bạn sẽ ở vào một vị trí tốt hơn để nhìn nhận nên đến sự kiện triễn lãm thương mại nào để có thể đạt được mực tiêu của mình.
Theo blog vietart.co
Từ thietkegianhanghoicho.com
Đăng nhận xét
Blogger Facebook