Từ Motion Graphics Tới 3D

Animation thể hiện một phương tiện kể chuyện và hình ảnh giải trí, nó đem lại sự sảng khoái cho mọi lứa tuổi trên thế giới – Disney
Bạn đã biết cách sử dụng key frame trong After Effect và hiểu cách nhìn sơ đồ curve trong Maya, vậy bạn sẽ làm sao để tiếp tục phát triển? Và cũng sớm thôi bạn sẽ nhận thấy rằng cho dù nó là 2D hay 3D thì nó vẫn có những cách hoặc phương thức cần phải trang bị để phát triển công việc tốt hơn. Đối với các bạn Motion Designer thì đây là bài viết vô cùng giá trị, vì con đường phát triển thiết kế chuyển động của bạn, ở các studio làm phim quảng cáo lớn vẫn gọi các bạn là animator. Bản thân các bạn phải liên tục khám phá ra các chuyển động làm “WOW” người xem trong các công cụ sử dụng. Càng nghịch càng thích, càng nhột càng vui.
Nếu như bạn chưa biết về những phương thức đó, thì đây là bài viết rất tốt để bạn trải nghiệm về 12 nguyên tắc trong Diễn Xuất Animation. Cho dù bạn là animator, hay là một motion designer thì đây những nguyên tắc nền tảng để bạn áp dụng vào công việc tạo ra chuyển động và thể hiện nó lên màn hình (Bạn có thể xem 6 bài miễn phí ở Digital Tutor:http://goo.gl/9WbD4P)
Nếu như bạn vẫn còn bỡ ngỡ, thì đã từng có một cuốn sách có thể gọi là kinh thánh của giới làm phim hoạt hình phát hành vào năm 1981 bởi những animator ở Disney là Ollie Johnston và Frank Thomas, tựa đề cuốn sách là The Illusion of Life: Disney Animation. Bạn có thể thấy cuốn sách đã có tuổi đời hơn 30 năm, nhưng những nguyên tắc của nó vẫn được những studio làm phim hoạt hình hoặc làm phim quảng cáo dữ dội nhất trên thế giới hoặc các nhà thiết kế giỏi nhất vẫn đang áp dụng mỗi ngày.
12 Nguyên Tắc Về Làm Phim Hoạt Hình – Tạo chuyển động để làm cho diễn xuất bạn tạo ra đẹp hơn
1. Squash and Stretch(Sự co và giãn của chuyển động)

2. Anticipation (Sự lấy đà, lấy trớn cho một chuyển động)

3. Staging (Một tư thế hay hành động nên giao tiếp rõ ràng với khán giả thái độ, tâm trạng, phản ứng hoặc ý tưởng của các nhân vật có liên quan đến những câu chuyện và liên tục của đường dây câu chuyện)

4. Straight Ahead Action và Pose to Pose (Sự diễn tiến và Sự Chuyển hoá điệu bộ – Tư thế – Hình dạng)

5. Follow Through (Sự diễn tiến sau khi kết thúc một hành động) và Overlapping Action(Sự kết nối chuỗi hành động khi một phần bắt đầu thì các phần khác sẽ tiếp diễn theo – Vì không bất cứ tổ hợp vật thể nào bắt đầu chuyển động cùng lúc)

6. Ease-In and Ease-Out (Bắt đầu chậm rãi và kết thúc chậm rãi của đường cong thời gian – Nhẹ Nhàng)

7. Arcs (Bất cứ một chuyển động nào cũng cần tạo ra đường cong của chuyển động từ điểm bắt đầu tới kết thúc)

Đối với một số hoạt hình dạng cartoon sẽ có khi huỷ bỏ hoàn toàn nguyên tắc này, nhưng áp dụng mạnh mẽ sự Co và Giãn cùng với khoảng cách thời gian bó hẹp sẽ tạo ra những hành động vui nhộn – Cartoon Network rất thường có các hoạt hình này. Đối với Motion Design cũng rất thường hay áp dụng, ví dụ tạo có những xử lý trên hiệu ứng Typography Kinetic.
8. Secondary Action (Ảnh hưởng chuyển động phụ từ những chuyển động chính)

Ví dụ: đuôi của một vật thể lúc lắc khi vật thể chuyển động
9. Timing and Spacing (Quản lý thời gian và Khoảng cách của khung hình ảnh thay đổi trong từng khoảnh khắc)

10. Exaggeration (Cường điệu hoá)

11. Solid Drawing (Mọi hình ảnh hiển thị cần tạo phối cảnh trong khung hình – điều này có nghĩa bạn hãy cố gắng tạo ra nhiều góc độ không gian hơn khi trình diễn animation của bạn trên mô hình 3D hay thiết kế, điều này giúp tạo chiều sâu và làm cho diễn xuất của bạn kiên cố hơn | Thuật ngữ khác “Staging”)

12. Appeal (Sự nổi bật tính cách đặc điểm – Khi diễn xuất nhân vật trong làm phim hoạt hình, bạn cần nắm rõ tính cách nhân vật, không gian nhân vật đang ở đó, và sự chuyển động phải gắn với tính cách.
Ví dụ: một nhân vật Châu Mỹ Latin mặt đồ Hiphop sẽ cần được diễn để nhảy breakdance chứ không phải chuẩn bị cho một bài Tango lã lướt. Trong Motion Design, một logo của một doanh nghiệp kinh doanh sắt thép cần diễn với phong thái mạnh mẽ khác với logo của một doanh nghiệp kinh doanh kẹo cao su.
12 Nguyên tắc giúp sản phẩm bạn tốt hơn
Bạn hãy lưu ý rằng, đây là các nguyên tắc vàng và cơ bản của mọi animator hay motion designer khi làm chuyển động, tuy nhiên việc áp dụng cần phải linh hoạt. Nguyên tắc của làm phim hoạt hình là Have Fun.
Trong 12 Nguyên Tắc Để Làm Phim Hoạt Hình tốt hơn này, đối với motion designer không phải lúc nào cũng ứng dụng như trường hợp của các bạn animator. Tuy nhiên, một motion designer giỏi, hay một animator khôn ngoan đều hiểu rằng, mỗi hình thái cần diễn, mỗi trường hợp là khác nhau. Không phải lúc nào cũng áp dụng 12 nguyên tắc trên vào một bộ diễn animation.
Bạn có thể dùng các từ khoá đã cung cấp trong 12 nguyên tắc để tìm hiểu thêm và nâng cao khả năng diễn xuất, thiết kế chuyển động trên công cụ quen thuộc của mình.
Dưới đây là những link tham khảo, trình bày trực quan cụ thể nội dung của 12 nguyên tắc đã nói trên. Ngoài ra, bạn có thể tìm cuốn sách Animation Survival Kit để đọc thêm, đây là một cuốn sách vô cùng giá trị, với nội dung mới hơn so với cuốn của Disney.
http://rbeemadiary.blogspot.com/
http://www.youtube.com/user/AccentsInAnimation
http://www.youtube.com/user/gcharb2d
http://www.digitaltutors.com/…/715-CG101-12-Principles-of-A… (có rất nhiều tài liệu miễn phí chất lượng cao)
https://www.animdesk.com/blog/ (dùng chức năng google search để search nội dung blog này)
http://johnkstuff.blogspot.com
Trước khi kết thúc bài viết, mời bạn xem video dưới đây, nó sẽ truyền cảm hứng cho bạn trong việc nắm các nguyên tắc trong công việc làm chuyển động, hoạt hình. Chúc các bạn tiếp tục phát triển tốt kỹ năng của mình và làm giàu phong phú thêm cho ngành làm phim hoạt hình.

Đăng nhận xét

Blogger