1. LÊN KẾ HOẠCH THIẾT KẾ PROFILE
Profile là công cụ marketing, bán hàng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có kinh nghiệm thiết kế profile cho mình. Để quá trình này đơn giản, trước khi bắt tay vào thiết kế profile, doanh nghiệp nên tạo một kế hoạch mà các nội dung cơ bản có thể bao gồm:– Mục đích của việc thiết kế
– Các tiêu chí cần thể hiện
– Nhóm chịu trách nhiệm thực hiện công việc
– Dự trù thời gian và ngân sách
– Các công việc cần chuẩn bị
Thêm một vấn đề quan trọng, profile là một phần của hệ thống nhận diện thương hiệu và ko thể tách rời, do vậy, đơn vị thiết kế profile cần có đủ kinh nghiệm ở yếu tố hình ảnh thương hiệu bên cạnh nội dụng và đồ họa sáng tạo của Profille
2. BIÊN TẬP NỘI DUNG PROFILE
Là phần cốt lõi của profile, nội dung profile giúp cung cấp thông tin cho đọc giả, tạo sự quan tâm hứng thú và dẫn dắt độc giả hành động.Để thực hiện việc biên tập nội dung tốt, chúng ta cần chuẩn bị– Định hướng nội dung: Ở bước này, người biên tập (Copywiter) sẽ xác lập các tiêu chí viết nội dung cho cuốn profile dựa trên các dữ liệu đầu vào: mục đích thiết kế profile, đối tượng độc giả, ngành hàng, thị trường, giọng điệu, phong cách, các thông điệp chính ….
– Phác thảo cấu trúc nội dung profile: Copywriter sẽ đưa ra mục danh mục gồm các mục, tiểu mục cần có trong profile.
– Hoàn tất nội dung: Sau khi cấu trúc khung sườn của profile đã hoàn tất, việc tiếp theo là hoàn thiện toàn bộ nội dung profile đến từng chi tiết. Tại bước này các chuyên viên Copywriter sẽ biến những mục tiêu cụ thể nhất của cuốn profile thành những thông điệp marketing hấp dẫn, hiệu quả nhất để thuyết phục khách hàng, đối tác của bạn.
– Dịch thuật: trong trường hợp profile của bạn cần thể hiện nhiều hơn 1 ngôn ngữ, công việc tiếp theo sẽ là dịch thuật. Bước này có thể do Copywriter trực tiếp chuyển ngữ hoặc qua một đơn vị dịch thuật chuyên nghiệp thực hiện.
3. CHUẨN BỊ HÌNH ẢNH ĐỂ THIẾT KẾ PROFILE
Với mỗi dự án thiết kế profile, khâu chuẩn bị hình ảnh cần được đầu tư kỹ lưỡng. Vì “trăm nghe không bằng một thấy” hình ảnh sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách hàng và diễn tả ngay điều chúng ta muốn truyền đạt. Thông tin tới sau chỉ nhằm làm rõ ràng những cảm nhận mà khách hàng nắm bắt thông qua hình ảnh trước đó mà thôi.Các khâu xử lý hình ảnh (retouch) sau đó cũng được thực hiện kỹ lưỡng. Hình ảnh của bạn không những dùng tốt cho cuốn profile mà còn cho website, ấnphẩm quảng cáo khác mà bạn có.
4. LÊN Ý TƯỞNG THIẾT KẾ PROFILE VÀ DÀN TRANG
Khi đã có toàn bộ các nguyên liệu là hình ảnh, nội dung và thông điệp, việc tiếp theo là phối hợp tất cả những nguyên liệu này lại dưới một phong cách thiết kế độc đáo, ấn tượng và hiệu quả. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, đảm bảo nhà thiết kế đã có hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty, vì profile là một phần không thể tách rời trong hệ thống nhận diện thương hiệuMột vài điểm cần lưu ý trong quá trình thiết kế dàn trang profile:
– Thiết kế cần ấn tượng, bắt mắt nhưng phù hợp với nhận diện thương hiệu.
– Hình ảnh phải thể hiện được thông điệp cần truyền tải và phù hợp với bối cảnh.
– Các trang cần phải đảm bảo tính nhất quán.
– Không dùng quá nhiều font chữ rối mắt.
– Thông tin luôn phải đặt trên nền dễ đọc, dễ thấy.
– Font chữ cần đủ lớn và dễ đọc.
– Sử dụng hình ảnh thực tế thay thế cho các hình minh họa.
5. IN ẤN VÀ GIA CÔNG THÀNH PHẨM PROFILE
In ấn là một bước quan trọng tạo lên thành công của một cuốn profile công ty. Chất lượng in sẽ phản ánh chất lượng sản phẩm cuối cùng mà bạn nhận được.
Chất liệu và quy cách của profile công ty
Quy cách: Profile công ty thường sử dụng các form mẫu tương đối “chuẩn mực”. Có nghĩa là bạn có thể sử dụng kích thước A4 hoặc A3, nằm ngang hay nằm dọc. Cách đóng gáy phụ thuộc nhiều vào dung lượng của cuốn profile. Nếu bạn có một cuốn profile mỏng (từ 30 trang trở xuống) thì thường ta sẽ chọn cách đóng gáy dập ghim. Còn nếu là một cuốn profile nhiều trang, cách dán gáy sẽ làm profile sang trọng và đẹp hơn.
Chất liệu: Ngày nay có nhiều lại giấy khác nhau để bạn lựa chọn. Loại giấy phổ thông nhất là Couches. Nếu bạn có một cuốn profile 20 – 30 trang bạn có thể sử dụng giấy Couches 200 gram/m2 (hay còn gọi là giấy C200) để làm ruột, còn bìa thì dầy hơn (C300). Bạn có thể cán mờ mặt bìa hoặc cán bóng để giữ cho bìa profile bền hơn và sang trọng hơn.
Ngoài giấy Couches có thể sử dụng nhiều loại giấy khác cao cấp hơn và đắt tiền hơn Conquerer, giấy mỹ thuật ngoại nhập …
Công nghệ in ấn profile
In profile giới thiệu công ty hay các ấn phẩm khác như brochure, profile, tờ rơi, poster … thường sử dụng cách in Offset.In Offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.
Ưu điểm của việc in offset là chất lượng hình ảnh rất cao và dễ gia công hơn so với các loại hình in khác. Tuy nhiên vì là in công nghiệp nên số lượng in cần đủ lớn (thông thường từ 1000 bản) để tối ưu hóa về chi phí.
In nhanh đang là sự lựa chọn tối ưu dành cho số lượng ít hơn 50 cuốn. Về cơ bản chất lượng chỉ kém in offset đôi chút nhưng lại phù hợp với đại đa số doanh nghiệp.
Trên đây là quy trình để thiết kế và sản xuất profile cho công ty, quy trình này có thể thay đổi ít nhiều tùy theo từng trường hợp cụ thể. Khi thực hiện theo quy trình này, sản phẩm đầu ra sẽ được đảm bảo là cuốn profile ấn tượng, chuyên nghiệp và hiệu quả. Nó biến một công việc tưởng như rất khó khăn (đôi khi doanh nghiệp mất nhiều năm trời để tự xoay sở với profile công ty mình) trở nên khả thi và đảm bảo kết quả.
Cần tư vấn khi thực hiện Profile chuyên nghiệp
Bạn có thể điện: 0908371818 – Mr Thiên để được tư vấn chu đáo
Đăng nhận xét
Blogger Facebook